Review sách 451 độ F – Ray Bradbury và lời tiên tri thành thật

Hãy thử tưởng tượng thế giới của chúng ta coi sách là thứ cần phải loại bỏ, trông nó sẽ thế nào? Tất cả sẽ được túm gọn và lột tả bằng thứ ngôn ngữ triết lý, sắc sảo của Ray Brandbury thông qua tuyệt phẩm mang tên 451 độ F.

Nếu như bạn là một người giàu trí tưởng tượng hay đơn giản chỉ là thích tưởng tượng thì đâu là thế giới mà bạn mong muốn. Một thế giới hòa mình với nhiên nhiên cây cỏ và hoang sơ như những gì vốn có của nó. Hay một thế giới hiện đại với công nghệ là lõi của mọi hoạt động và con người được giải phóng khỏi sức lao động,…

Con người sẽ có vô vàn những lý do để nghĩ và thiết lập ra một thế giới theo kiểu thứ hai kia, tức là là ở đó mọi nhu cầu thiết yếu nhất sẽ được đảm đương bởi robot. Đó là khi con người được robot phục vụ và vô tình biến mình trở thành những loài sinh vật trong chiếc cũi mang tên công nghệ, nơi chỉ cần cài đặt và nhấn nút là chương trình sẽ chạy một mạch không sai 1 giây. Những ý tưởng ấy đã xuất hiện trong đầu của Ray Brandbury và là nội dung chính tạo nên cuốn sách 451 mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết Review sách 451 độ F sau đây.

Điểm qua một chút về mặt nội dung của cuốn sách này thì nhân vật chính là Montag – một người lính phóng hỏa sống ở tương lai giả định. Tại đây việc lưu trư sách – đọc sách bị cấm đoán, hạn chế. Thức ăn chủ yếu của con người là chương trình giải trí và trí thức bị coi là nguồn cơn của mọi nỗi bất hạnh. Từ những thiết bị công nghệ cao đó, người ta phát đi những thông tin nông cạn, nhạt nhẽo và đẩy tri thức, ý tưởng hay văn chương xuống hàng phế phẩm cần tiêu trừ. Hành động lưu trữ sách được xem là bất hợp pháp thuộc diện vi phạm nghiêm trọng.

Hoặc có đôi khi người ta sẽ bị túm cổ lại nhốt vào trại chỉ vì tản bộ trên vỉa hè. Và ở đó thì những người lính như Montag không phải là dập lửa, cứu hỏa mà là châm lửa cho những đám cháy. Montag có nhiệm vụ là đốt và tiêu hủy sách mỗi khi có tiếng còi báo động và anh làm điều ấy mỗi ngày với những dấu hỏi rất lớn.

Anh hoài nghi về bản chất thế giới nơi anh đang tồn tại và hít thở. 10 năm làm nhiệm vụ lính phóng hỏa, Montag đã tiếp lửa cho không biết bao nhiêu vụ hỏa hoạn, tự tay hóa vàng cả ngàn cuốn sách. Lửa và khói trở thành điều thường nhật như một sự như sáng mở mắt và đêm đi ngủ. Cho tới khi Montag được tận mắt chứng kiến những người liều mình cả mạng sống chỉ để bảo vệ các cuốn sách, giữ lấy tri thức và các giá trị tinh thần được họ tôn sùng như một đức tin thì một sự thay đổi đã tới.

Trong một lần làm nhiệm vụ, Montag gặp gỡ Clarisse – một cô gái bị chẩn đoán là điên rồ và nổi loại. Khác hẳn với những cá thể xung quanh, cô bé là người duy nhất biết cách dừng lại để cảm nhận từng sự thay đổi dù là nhỏ nhất của cuộc sống. Đó là hành động ngắm nhìn bầu trời hay nô đùa cùng đóa bồ công anh. Đúng lúc đó thì bản thân của Montag cũng đang cảm thấy ngột ngạt, chán nản trước cách sống lãnh đạm và thờ ơ của vợ anh. Cô nàng Mildred ấy là một nô lệ trung thành của công nghệ và truyền thông. Mildred từ chối việc đến nhà thăm hỏi người quen và chọn cách làm điều ấy qua màn hình. Chính bởi những hành động này khiến cho Montag không ngừng đặt câu hỏi liệu rằng anh có cần tới cái gọi là tần số vô tuyến hay màn hình để trò chuyện cùng vợ mình hay không?

Montag nhận ra rằng xã hội đang sống hiện tại chỉ là một vỏ bọc giả dối được phủ lên những thứ như truyền thông hay công nghệ. Mọi thứ chỉ là ảo ảnh và nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Chính bởi điều đó đã thôi thúc Montag thay đổi tất cả.

Dù vậy cũng phải thừa nhận rằng có vẻ như những nỗ lực của anh cũng như những người cùng chí hướng chỉ là hạt cát giữa sa mạc. Họ không thể khuất phục hay thay đôi một thế giới đang quỳ gối từng ngày để được làm nô lệ cho công nghệ hay truyền thông. Sau tất cả, những gì mà Montag nhận về chỉ toàn là nỗi thất vọng.

Một chi tiết khiến cho người đọc cảm thấy họ nhận ra được rất nhiều điều, thứ vẫn luôn thường trực bên trong mỗi con người, đó là Con chó máy. Đây thực sự là một chi tiết ẩn dụ đắt giá rất đáng để suy ngẫm. Con chó máy gọi là con chó máy nhưng nó lại không phải là cái máy, cũng không phải là một loài thú như tên gọi. Nó không sống, cũng không chết, luôn tồn tại, luôn quan sát và sẵn sàng đuổi theo phía sau và hạ gục bất cứ con mồi nào. Con chó mấy ấy chính là hình ảnh ẩn dụ cho những nỗi sợ hãi không thể nắm bắt của con người. Họ buộc phải tuân theo những gì đã được chỉ định từ trước và hành xử như một cỗ máy như ngàn vạn con người ngoài kia.

“Chó Máy không chạm vào thế giới. Nó mang theo sự im lìm, khiến ta cảm nhận được sự im lìm đó đang dâng lên tạo thành sức ép theo sau lưng ta khắp nơi trong thành phố.”

NHỮNG CUỐN SÁCH BỊ ĐỐT CHÁY LÊN TỰA NHỮNG CÁNH CHIM PHƯỢNG HOÀNG RỒI SẼ TÁI SINH.

Ray Bradbury bằng thứ văn phong giản dị, giàu trí tưởng tượng đã thổi hồn vào “451 Độ F” một sức sống kỳ lạ. Câu chuyện tưởng chừng như viễn tưởng lại ẩn chứa một triết lý sâu sắc, khiến người đọc không khỏi giật mình. Khi cuốn sách ra đời vào năm 1953, ai có thể ngờ rằng những gì Bradbury miêu tả lại gần gũi đến thế với hiện thực ngày nay đến thế?

Hãy tưởng tượng một thế giới mà sách bị cấm, những người lính cứu hỏa không dập lửa mà lại đốt sách. Đó chính là thế giới trong “451 Độ F”, nơi Bradbury đã tiên đoán một cách đáng sợ về sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ và truyền thông, nơi con người bị cuốn vào vòng xoáy giải trí vô bổ, quên đi giá trị của tri thức.

Thật đáng ngạc nhiên, những gì Bradbury viết ra cách đây hơn sáu thập kỷ lại phản ánh chính xác cuộc sống của chúng ta hiện nay. Chúng ta dành hàng giờ mỗi ngày để lướt mạng xã hội, xem phim, chơi game, mà quên đi việc đọc sách, suy ngẫm. Chúng ta bị cuốn vào dòng chảy thông tin khổng lồ, đôi khi quên mất bản thân và giá trị của chính mình.

Tờ The New York Times đã nhận xét về “451 Độ F” một cách đầy ấn tượng: “Xuất sắc… Tài tình, khiến ta phải sửng sốt… Brandbury đã miêu tả cuốn hút về thế giới điên khùng này, cái thế giới có nhiều điểm tương đồng đến mức đáng báo động”.

Ray Bradbury không chỉ là một nhà văn tài năng, ông còn là một nhà tiên tri. “451 Độ F” là lời cảnh tỉnh cho chúng ta về sự nguy hiểm của việc lệ thuộc vào công nghệ và truyền thông một cách mù quáng. Ngoài “451 Độ F”, Bradbury còn được biết đến với những tác phẩm kinh điển khác như “The Martian Chronicles”, “The Illustrated Man”. Ông là một trong những nhà văn bậc thầy của thể loại khoa học viễn tưởng, phản địa đàng, và là một người có tầm nhìn sâu sắc về tương lai của nhân loại.

Với những đóng góp to lớn cho văn học, Bradbury đã được trao nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Pulitzer, hai giải Emmy, một ngôi sao trên Đại lộ Danh Vọng của Hollywood và Huân chương Nghệ thuật Quốc gia. “451 Độ F” là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của tri thức, sự tự do tư tưởng và sự phản kháng. Nó là một tác phẩm kinh điển, một lời tiên tri đáng sợ, và một lời cảnh tỉnh cho chúng ta về tương lai của chính mình.

Bài viết review sách được thực hiện bởi Emily

Vui lòng liên kết tới bài viết gốc khi trích dẫn các nội dung từ website này
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x